Phản ứng của quốc tế Nội chiến Cộng hòa Trung Phi

Các quốc gia

  •  Brazil - Ngày 25 tháng 12, Bộ Ngoại giao Brasil đưa ra một tuyên bố kêu gọi "các bên tham chiến ngay lập tức chấm dút chiến sự và các hành vi bạo lực chống lại dân thường, đồng thời khôi phục tính hợp pháp của thể chế Cộng hòa."
  •  Pháp - Ngày 27 tháng 12, Tổng thống CAR Francois Bozizé yêu cầu quốc tế giúp đỡ đối phó với cuộc nổi loạn, đặc biệt là từ Pháp và Hoa Kỳ. Tổng thống Pháp Francois Hollande từ chối lời thỉnh cầu, và nói rằng 250 quân Pháp đóng tại Sân bay quốc tế Bangui M'Poko "không có cách nào để can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Phi". Mặt khác, một tuyên bố của Bộ Ngoại giao lên án "sự thù địch tiếp tục diễn ra bởi các nhóm phiến quân", và nói thêm rằng giải pháp duy nhất cho cuộc khủng hoảng này là đối thoại dân tộc.
  •  Hoa Kỳ - Ngày 24 tháng 12, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phát đi một lời cảnh báo cho tất cả các công dân Mỹ, khuyến cáo ngưng lại tất cả các tuyến du lịch nằm bên ngoài thủ đô Bangui. Tất cả các nhân viên không cần thiết đã được sơ tán, và Đại sứ quán chuyển sang hoạt động dưới dạng lãnh sự quán, nhưng chỉ để giải quết các công việc cần thiết nhất. Ngày 28 Tháng 12, Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bangui bị đình chỉ hoạt động do các cuộc tấn công của phe nổi dậy đang diễn ra, cùng lúc đó Đại sứ Wohlers và nhân viên ngoại giao của ông được sơ tán khỏi đất nước.
  •  Nam Phi - Giống như Pháp, Nam Phi có nhiều binh sĩ đang ở CẢ từ năm 2007. Bao gồm một Lực lượng đặc nhiệm Nam Phi có nhiệm vụ bảo vệ tổng thống Bozizé và một đơn vị có nhiệm vụ huấn luyện quân đội FACA. Ngày 31 tháng 12, đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Nosiviwe Mapisa-Nqakula đã bay tới Bangui để thị sát tình hình. ngày 8 tháng 1 năm 2013, Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Nam Phi đã điều thêm 200 binh sĩ đến CAR, một nửa trong số đó theo lệnh của tổng thống Jacob Zuma. Ngày 21 tháng 3, tổng thống Bozizé đi tới Pretoria để hội đàm với Zuma, nhằm thảo luận về tối hậu thư 72 giờ của quân nổi dậy gửi cho ông ta. Quân dội nam Phi chịu 13 thương vong ở tiểu đoàn Parachute số 1, cùng 27 thương vong khác trong các cuộc giao tranh nhằm ngăn bước tiến của lực lượng Séléka về phía thủ đô Bangui. Ngày 24 tháng 3, binh sĩ SANDF bắt đầu rút về căn cứ không quân Entebbe, nhằm tập hợp lại lực lượng tái chiếm CAR từ tay lực lượng Séléka.

Các tổ chức

  • Liên Minh châu Phi - Yayi Boni, Chủ tịch Liên Minh châu Phi, đã phát biểu trong một cuộc họp báo ở Bangui: "Tôi khẩn thiết gửi tới các anh em phiến quân lời đề nghị chấm dứt giao tranh, xây dựng hòa bình với tổng thống Bozizé và nhân dân Trung Phi... Nếu các anh em ngừng chiến, các anh em đã góp phần vào củng cố nền hòa bình của châu Phi. Người dân châu Phi không đáng phải chịu thêm những đau khổ như vậy nữa. Châu lục này cần hòa binh chứ không phải là các cuộc chiến tranh". Chủ tịch Boni sau đó vẫn tiếp tục kêu gọi một sự hòa giảo giữa chính phủ và qquaan nổi dậy. Ngày 25 tháng 3, Cộng hòa trung Phi bị đình chỉ tư cách thành viên trong Liên Minh châu Phi.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nội chiến Cộng hòa Trung Phi http://www.aljazeera.com/news/africa/2012/12/20121... http://www.aljazeera.com/news/africa/2013/01/20131... http://allafrica.com/stories/200611020004.html http://allafrica.com/stories/200611130081.html http://www.channelnewsasia.com/stories/afp_world/v... http://www.france24.com/en/20121225-central-africa... http://www.france24.com/en/20121226-central-africa... http://abcnews.go.com/International/wireStory/rebe... http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM... http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM...